GÁN ÁP LỰC NGANG DO NƯỚC TRONG PHẦN MỀM SAP2000

21/10/2024
2351
Nguyễn Đình Nghĩa

Ví dụ gán áp lực ngang thủy tĩnh cho bể nước mái trong phần mềm SAP2000 như hình dưới đây:


Mô hình kết cấu chịu áp lực nước với phân bố tải trọng.


Thao tác thực hiện như sau: 
- Bước 1: Đặt tên cho áp lực nước thủy tĩnh
    ⇒  Click vào menu Define ⇒ Joint Patterns…
    ⇒  Tại cột Patterns đặt tên cho chất lỏng là THUY TINH.
    ⇒  Click Add New Pattern Name.
    ⇒  Click OK để đóng hộp thoại Define Pattern Names.

Hướng dẫn tạo Joint Pattern trong phần mềm kết cấu.


- Bước 2: Gán hàm quy luật cho áp lực tải ngang của nước
    ⇒ Chọn các điểm của các tấm Shell (bản thành) (lưu ý chọn tất cả các nút của tấm cần gán tải, không phải chọn phần tử tấm)
    ⇒ Vào Assigns ⇒ Joint Patterns ⇒ Xuất hiện hộp hội thoại như hình và gán giá trị A,B,C,D như hình:

Thiết lập tham số Joint Pattern trong phần mềm kết cấu.

Giải thích cách tìm các hằng số A,B,C,D:
Hàm áp lực ngang Ax+By+Cz+D= P(z)
+ Vì áp lực nước phân bố tuyến tính theo phương Z, phương X và Y không đổi nên hệ số A=0, B=0
+ Tìm hệ số C và D bằng cách giải hệ phương trình của đường thẳng: Cz+D= P(z) 
Xét ví dụ trên ta có:
+ Tại điểm A(đỉnh bể nước mái) có cao độ Z=3.5m, giá trị áp lực ngang của nước P=0 kN/m2. Suy ra ta có phương trình 3.5C+D=0 (1)
+ Tại điểm B(đáy bể nước mái) có cao độ Z=1.7m, giá trị áp lực ngang của nước P=18 kN/m2. Suy ra ta có phương trình 1.7C+D=18 (2)
Giải hệ phương trình (1)(2) được: C=-10 và D=35.


- Bước 3: Gán phương chiều áp lực nước vào bản thành
    ⇒   Chọn toàn bộ bản thành bao gồm các điểm của tấm bản thành cần gán.
    ⇒  Vào Assign ⇒ Area Loads ⇒ Surface Pressure
    ⇒   Hộp thoại xuất hiện, nhập áp lực nước vào mặt Bottom như hình dưới

Gán tải trọng áp lực bề mặt theo Joint Pattern trong phần mềm kết cấu.

Diễn giải:
Để biết áp lực nước tác dụng vào mặt Top hay Bottom thì hiện tọa độ địa phương bản thành, mặc định Top là mặt cùng phương trục 3 (màu đỏ), Bottom mặt ngược chiều trục 3 (màu tím). Trục 3 là trục màu xanh dương mặt định vuông góc với mặt của tấm bản.
 Phân biệt mặt trên (TOP) và mặt dưới (BOTTOM) trong hệ trục kết cấu.


- Bước 4: Kiểm tra lại kết quả gán tải trọng
Vào Display ⇒ Show Object Load Assigns ⇒ Area… để xem lại tải đã gán.
Cách 1: Xem hiển thị giá trị và hướng của áp lực nước tại nút của tấm (cần hiện mesh shell)

Hiển thị áp lực bề mặt trên mặt dưới (Bottom) của mô hình kết cấu.

Cách 2: Xem dưới dạng biểu đồ màu
Biểu đồ đường đồng mức áp lực bề mặt trên mặt dưới (Bottom) của mô hình kết cấu.

 


CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN!

Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.


Quét mã QR 

 

Mã QR của Vietcons Edu để truy cập trang web


 

Bài viết liên quan

27/05/2025
28/05/2025
28/05/2025
Kỹ sư kết cấu cần thường xuyên cập nhật hệ thống tiêu chuẩn (TCVN) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) nhằm đảm bảo thiết kế đúng luật, an toàn, kinh tế. Dưới đây là bảng tổng hợp chuẩn hóa theo chủ đề, giúp kỹ sư dễ tra cứu, đối chiếu và ứng dụng thực tiễn.
26/05/2025
Tổng hợp các bảng tra kết cấu quan trọng và thường dùng nhất trong ngành xây dựng, được biên soạn khoa học, dễ hiểu và ứng dụng nhanh chóng. Tài liệu không thể thiếu giúp kỹ sư và sinh viên tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả tính toán, thiết kế dầm, cột, sàn, móng, và các cấu kiện khác một cách chính xác, nhanh gọn.
17/05/2025
Khóa học hướng dẫn thiết kế sàn dự ứng lực bằng phần mềm RAM Concept – công cụ mạnh mẽ cho kỹ sư kết cấu. Nội dung thực tế, áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.