Trong thiết kế công trình chịu tác động động đất theo TCVN 9386:2012, một trong những thông số đầu vào quan trọng nhất là gia tốc nền thiết kế, ký hiệu là ag. Thông số này đóng vai trò nền tảng trong việc thiết lập phổ phản ứng thiết kế, từ đó xác định lực tác động động đất lên kết cấu công trình.
1. CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH GIA TỐC NỀN THIẾT KẾ
Gia tốc nền thiết kế ag được xác định theo công thức:
ag = γI × agR
Trong đó:
-
ag: Gia tốc nền thiết kế (m/s²)
-
γI: Hệ số tầm quan trọng của công trình
-
agR: Đỉnh gia tốc nền tham chiếu (m/s²)
-
g: Gia tốc trọng trường, lấy bằng 9.81 m/s² (chỉ áp dụng khi quy đổi về ag/g)
Lưu ý:
Đỉnh gia tốc nền tham chiếu agR là giá trị gia tốc nền trên nền loại A, áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam, tương ứng với chu kỳ lặp quy ước TNCR = 475 năm hoặc xác suất vượt quá PNCR = 10% trong 50 năm, nhằm đảm bảo công trình không bị sụp đổ khi xảy ra động đất mạnh. Với chu kỳ lặp tham chiếu này, hệ số tầm quan trọng γI được mặc định bằng 1.0.
2. HỆ SỐ TẦM QUAN TRỌNG (γI)
-
Tra theo Phụ lục E – TCVN 9386:2012
-
Phụ thuộc vào phân cấp công trình quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BXD
Lưu ý:
Trong trường hợp có tranh chấp hoặc chưa xác định rõ mức độ tầm quan trọng, Chủ đầu tư là người có thẩm quyền quyết định giá trị γI phù hợp.
3. ĐỈNH GIA TỐC NỀN THAM CHIẾU (agR)
- Tra tại Bảng 6.1 – QCVN 02:2022/BXD.
Lưu ý:
Giá trị agR nằm giữa hai đường đẳng trị được xác định thông qua nguyên tắc nội suy tuyến tính. Trong trường hợp có thể phát sinh tranh chấp về giá trị gia tốc nền tại một khu vực cụ thể, giá trị agR sẽ do Chủ đầu tư quyết định.
4. TRÍCH DẪN BẢNG TRA ĐÍNH KÈM
Tham khảo khóa học chuyên sâu về thiết kế kháng chấn tại Vietcons:
https://vietcons.edu.vn/tinh-toan-tai-trong-dong-dat-theo-tcvn-9386-2012
CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN !
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.
Quét mã QR