Theo Tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 thì để đánh giá một công trình có thiết kế tải trọng động đất hay không thì chúng ta dựa theo giá trị gia tốc nền thiết kế ag.
Trích dẫn Lời mở đầu/trang 9/ TCVN 9386:2012
Theo giá trị gia tốc nền thiết kế ag = γI × agR, chia thành ba trường hợp động đất:
- Động đất mạnh ag ≥ 0,08g, phải tính toán và cấu tạo kháng chấn;
- Động đất yếu 0,04g ≤ ag < 0,08g, chỉ cần áp dụng các giải pháp kháng chấn đã được giảm nhẹ;
- Động đất rất yếu ag < 0,04g, không cần thiết kế kháng chấn
Trong đó:
γI - Hệ số tầm quan trọng tra phụ lục E TCVN 9386:2012 tùy theo cấp công trình. Phân cấp công trình tra theo Thông tư 06/2021/TT-BXD.
agR - Đỉnh gia tốc tốc nền thiết kế tra QCVN 02:2022/BXD
g - gia tốc trọng trường lấy bằng 9.81m/s2
Kết luận:
Điều kiện bắt buộc tính toán tác động của động đất cho công trình là : ag ≥ 0,04g
Lưu ý:
Trường hợp ag ≥ 0,08g thì tính tác động động đất hệ số ứng q >= 1.5 và với cấp dẻo trung bình DCM hoặc cấp dẻo cao DCH, có phân phối lại nội lực (tính lại lực cắt trong dầm và momen đầu cột) do xuất hiện khớp dẻo.
Trường hợp 0,04g ≤ ag < 0,08g thì tính tác động động đất hệ số ứng q = 1.5 và cấu tạo với cấp dẻo thấp DCL; phân tích đàn hồi tuyến tính như BTCT bình thường.
TRÍCH DẪN TÀI LIÊU THAM KHẢO
Ví dụ: Công trình chung cư BTCT ở quận 1 TP.HCM quy mô 24 tầng nổi, 3 tầng hầm, tổng diện tích sàn là 15.000m2. Hỏi công trình có cần thiết kế động đất không?
- Theo phụ lục II - Thông tư 06/2021/TT-BXD, công trình cấp 2, do đó tra hệ số γI=1.0
- Theo bảng 6.1 - QCVN 02:2022/BXD thì tra agR=0.06g
- Do đó 0.04g<ag = γI × agR = 0.06g <0.08g nên thiết kế kháng chấn giảm nhẹ với hệ số ứng xử q=1.5 và cấu tạo BTCT cấp dẻo thấp DCL
CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN !
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.
Quét mã QR