MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍNH CỐT THÉP
CHO VÁCH PHẲNG BÊ TÔNG CỐT THÉP
ThS. Võ Mạnh Tùng
I. MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, nhà nhiều tầng đang phát triển với một số lượng lớn ở Việt Nam. Trong các dạng hệ kết cấu, tường bê tông cốt thép là một trong những kết cấu chịu lực quan trọng. Ưu điểm của nó là tính liền khối tốt, biến dạng ngang nhỏ do có độ cứng lớn.
Tường bê tông cốt thép có thể được sử dụng cho những mục đích khác nhau như:
- tường chịu tải trọng ngang như gió, động đất tác dụng trong mặt phẳng.
- tường chịu tải trọng trong mặt phẳng và ngoài mặt phẳng.
- Nên kéo dài các vách theo phương mặt phẳng uốn.
- Bố trí các vách phẳng sao cho tâm cứng của hệ vách trùng với tâm đặt tải trọng và hạn chế bố trí nhiều hơn 3 vách đồng quy.
- Đưa được càng nhiều vách phẳng ra ngoài biên càng tốt để chịu lực cắt và mô men xoán.
[1] giới thiệu cách tính vách bằng cách chia tiết diện vách thành những phần tử nhỏ, sau đó tính ứng suất kéo chính và nén chính trong vách. Từ ứng suất kéo chính, tính ra được diện tích cốt thép chịu kéo. Ủng suất nén chính sẽ được kiểm tra với khả năng chịu nén của bê tông. [5] phát triển ý tưởng này, sử dụng ứng suất kéo chính và nén chính để tính cốt thép, biến đổi đưa cốt thép vừa tính được về 2 phương chính của vách và bố trí được cốt dọc và cốt ngang trong vách. Tuy nhiên, nó có sai số lớn do chỉ kể đến tính đàn hồi của bê tông. [6] nghiên cứu và phát triển cách tính toán cho vách có điều kiện biên khác nhau chịu lực dọc trục với bê tông có cường độ khác nhau.
Tiêu chuẩn thiết kế hiện hành của Việt nam như TCXDVN 356-2005 hay TCXDVN 5574-1991 chưa đề cập cụ thể cách tính toán loại cấu kiện này, do đó, gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tế thiết kế.
Mục đích của đề tài là giới thiệu và so sánh các phương pháp thiết kế vách thường gặp và qua ví dụ tính toán rút ra các kiến nghị ứng dụng.
Nội dung của đề tài gồm:
- Tính toán cốt thép ngang cho vách phẳng.
- Ví dụ tính toán.
- Kết luận và kiến nghị.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để báo cáo hoàn thiện hơn.
II. TÍNH TOÁN CỐT THÉP DỌC CHO VÁCH PHẲNG
Thông thường, các vách cứng dạng côngxon phải chịu tổ hợp nội lực sau: (N, Mx, My, Qx, Qỵ). Do vách cứng chỉ chịu tải trọng ngang tác động song song với mặt phẳng của nó nên bỏ qua khả năng chịu mô men ngoài mặt phẳng Mx, và lực cắt theo phương vuông góc với mặt phẳng Qỵ, chỉ xét đến tổ hợp nội lực gồm (N, Mx, Qx).

1. Phương pháp phân bố ứng suất đàn hồi


- Bước 5: kiểm tra hàm lượng cốt thép. Nếu Asc < 0: đặt cốt thép chịu nén theo cấu tạo
- Phương pháp này đơn giản, có thể áp dụng để tính toán không chỉ đối với vách phẳng.
- Tuy nhiên, giả thiết cốt thép chịu nén và chịu kéo đều đạt đến giới hạn chảy trên toàn tiết diện vách là chưa chính xác. Chỉ tại những phần tử biên hai đầu vách, cốt thép có thể đạt đến giới hạn chảy, còn ở phần tử giữa vách, cốt thép chưa đạt đến giới hạn chảy.
2. Phương pháp giả thiết vùng biên chịu mô men
a. Mô hình:
Phương pháp này cho rằng cốt thép đặt trong vùng biên ở hai đầu tường được thiết kế để chịu toàn bộ mô men. Lực dọc trục được giả thiết là phân bố đều trên toàn bộ chiều dài tường.
Các giả thiết cơ bản:
- Ứng lực nén do cả bê tông và cốt thép chịu.


A: diện tích mặt cắt vách.
- Bước 4: kiểm tra hàm lượng cốt thép. Nếu không thoả mãn thì phải tăng kích thước B của vùng biên lên rồi tính lại từ bước 1. Chiều dài của vùng biên B có giá trị lớn nhất là L/2, nếu vượt quá giá trị này cần tăng bề dày tường.
- Bước 5: kiểm tra phần tường còn lại giữa hai vùng biên như đối với cấu kiện chịu nén đúng tâm. Trường hợp bê tông đã đủ khả năng chịu lực thì cốt thép chịu nén trong vùng này được đặt theo cấu tạo.
- Phương pháp này khá thích hợp đối với trường hợp vách có tiết diện tăng cường ở hai đầu (bố trí cột ở hai đầu vách).
- Phương pháp này thiên về an toàn vì chỉ kể đến khả năng chịu mô men của cốt thép.
3. Phương pháp sử dụng biểu đồ tương tác
a. Khái niệm:
Phương pháp này dựa trên một số giả thiết về sự làm việc của bê tông và cốt thép để thiết lập trạng thái chịu lực giới hạn (Nu, Mu) của một vách bê tông cốt thép đã biết. Tập hợp các trạng thái này sẽ tạo thành 1 đường cong liên hệ giữa lực dọc N và mômen M của trạng thái giới hạn.
b. Các giả thiết cơ bản:
- Giả thiết quan hệ ứng suất biến dạng của cốt thép, quan hệ này đã được đơn giản hoá để thuận tiện cho tính toán.
- Giả thiết về biểu đồ ứng suất bê tông vùng nén và bê tông vùng nén quy đổi.
- Giả thiết về biến dạng cực hạn quy ước của bê tông vùng nén.

Hình 4: Biểu đo ứng suất trong bê tông, biểu đồ biến dạng, quan hệ ứng suất biến dạng của cốt thép theo tiêu chuẩn ACI 318, BS 8110, AS3600.
- Các điểm chính trên biểu đồ tương tác: vì biểu đồ tương tác là một đường cong, mỗi điểm trên đường cong này tương ứng với 1 vị trí của trục trung hoà trên tiết diện vách (1 giá trị của x), vì vậy việc thiết lập biểu đồ này thường được thiết lập bằng sự trợ giúp của máy tính. Tuy nhiên, vẫn có thể thiết lập biểu đồ gần đúng bằng cách nổi một số điểm chính bằng đoạn thẳng. Có 5 điểm chính sau đây:
+ Điểm A: lực dọc Nu=0, giao điểm với trục hoành M
+ Điểm B: điểm cân bằng, biến dạng lớn nhất của bê tông vùng nén đạt đến biến dạng cực hạn quy ước của bê tông đồng thời biến dạng lớn nhất của cốt thép đạt đến giới hạn chảy.
+ Điểm C: điểm chịu nén, tất cả cốt thép trên tiết diện đều chịu nén (x=h).
+ Điểm D: Mu=0, giao điểm với trục tung N
+ Điểm E: x=h/2
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: giả thiết x
+ Bước 2: tính toán chiều cao bê tông vùng nén quy đổi
+ Bước 3: tính toán biến dạng của cốt thép
+ Bước 4: tính toán ứng suất trong cốt thép
+ Bước 5: tính toán hợp lực của vùng bê tông chịu nén và cốt thép tại trọng tâm hình học của vách.
+ Bước 6: thay đổi x và làm lại từ bước 1
- Phương pháp này thực chất coi vách cứng là một cấu kiện chịu nén lệch tâm và cốt thép phân bố trên toàn tiết diện vách được kể đến trong khả năng chịu lực của vách.
- Việc thiết lập biểu đồ tương tác đòi hỏi khối lượng tính toán khá lớn. Để giảm bớt khối lượng tính toán, ta có thể sử dụng biểu đồ tương tác gần đúng (hình 5).
III. TÍNH TOÁN CỐT THÉP NGANG CHO VÁCH PHẲNG
Đối với các vách cứng thông thường – tỷ lệ chiều cao/chiều dài tưởng lớn, ảnh hưởng của lực cắt là nhỏ. Tuy nhiên, khi tỷ lệ chiều cao/chiều dài tường tương đối nhỏ, vách có dạng côngxon ngắn, ảnh hưởng của lực cắt là nguy hiểm. Lúc này, cần xét đến lực cắt.
Khả năng chịu lực cắt của tường gồm khả năng chịu cắt của bê tông Qb, và khả năng chịu cắt của cốt thép Qsw:
Quy trình tính toán cốt thép chịu cắt tương tự như đối với kết cấu dầm thông thường:
- Bước 2: Kiểm tra điều kiện tính cốt đai.
- Bước 3: Tính toán khả năng chịu cắt của bê tông.
- Bước 4: Tính toán cốt thép chịu lực cắt.
- Bước 5: So sánh với các điều kiện hạn chế và bố trí được cốt thép ngang.
ngang. Tiêu chuẩn ACI318 cho phép lấy h0 =0,8L hoặc một giá trị chính xác hơn của h0
sẽ nhận được thông qua việc phân tích biểu đồ tương thích biến dạng.
Quy trình tính toán theo tiêu chuẩn ACT318 sẽ được trình bày chi tiết hơn ở phần ví dụ tính toán.
IV. VÍ DỤ TÍNH TOÁN
Cho vách có tiết diện như hình vẽ. Chịu lực dọc N = 1000T; mô men trong mặt phẳng My = 1050 Tm; Lực cắt tính toán Qx = 300T. Tính toán và bố trí cốt thép cho tường. Tiêu chuẩn áp dụng ACI 318. Bê tông có f'c= 30MPa . Thép AIII, fy = 400MPa.



với Ab=tw.a: diện tích bê tông của phần tử thứ i;
Asc: diện tích cốt thép chịu nén được bố trí trong phần thứ i; øc = 0,7: hệ số giảm độ bền khi chịu nén đối với tường
Suy ra:


øb = 0,9: hệ số giảm độ bền khi chịu uốn.
Hàm lượng cốt thép chịu kéo lớn nhất là 0.06, chịu nén lớn nhất là 0,04.
Kết quả tính được cho trong bảng sau:


Giả thiết chiều dài phần tử biên như hình vẽ

- Diện tích thép chịu kéo tính được As = 37,70 cm2, hàm lượng 1,77% ; diện tích thép chịu nén tính được Asc = 50,92 cm2, hàm lượng 1,85%. Chọn ø20a120 do mô men có thể đổi chiều nên bố trí như hình vẽ.
- Chiều dài đoạn tường giữa: B = 2,4m
- KNCL nén của tường khi chưa có cốt thép: øPu = 856,8T. Lực dọc trục mà tường phải chịu:
- Vậy cốt thép trong phần tường này đặt theo cấu tạo. Chọn 12ø200



Quy trình tính toán theo tiêu chuẩn ACI318 được trình bày dưới đây, các công thức được viết dưới dạng của hệ đơn vị SI. Nội lực tác động được ký hiệu là Nu. Mu, Vu. Độ bền danh nghĩa của bê tông và cốt thép tương ứng khi chịu cắt là Vc và Vs. Chiều cao làm việc d.
- Độ bền danh nghĩa của bê tông lấy theo giá trị nhỏ hơn trong hai biểu thức sau:


Theo quy trình như trên tính được Vc = 329,59 T; Vs = 23,35 T. Từ đó tính được diện tích thép ngang yêu cầu là As = 0,754 cm2, với khoảng cách s = 25cm. Do đó, bố trí 20ø10a250
V. Kết luận
- Phương pháp phân bố ứng suất đàn hồi đơn giản, có thể mở rộng để tính toán lõi
cứng, nhưng giả thiết vật liệu đàn hồi không đúng với vật liệu bê tông cốt thép.
- Phương pháp giả thiết vùng biên chịu nén đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này thiên về an toàn khi chỉ cho hai phần tử biên của vách chịu mô men.
- Phương pháp xây dựng biểu đồ tương tác có thể coi như là phương pháp chính xác nhất trong ba phương pháp trình bày, phản ánh đúng nhất sự làm việc của vách bê tông cốt thép, tuy nhiên, quy trình tính toán khá phức tạp.
- Việc tính toán cốt thép ngang cho vách khá phức tạp, nhất là khi cơ chế phá hoại của nó là không rõ ràng.
- Phương pháp xây dựng biểu đồ tương tác cũng như quy trình tính cốt ngang có thể áp dụng được với tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT của Việt Nam, tuy nhiên phải chấp nhận một số giả thiết như đã trình bày ở trên.
Tài liệu tham khảo
1. LE Linovits, Tính toán và cấu tạo nhà dân dụng. Bản dịch tiếng Việt, Lê đức Thắng & Vũ Công Ngữ. Nhà xuất bản KH&KT.
2. Ngô Thế Phong, Lý Trần Cường, Trịnh Kim Đạm Nguyễn Lê Ninh, Kết cấu Bê tông cốt thép – Phần kết cấu nhà cửa. Nhà xuất bản KH&KT.
3. TS Nguyễn Trung Hoà, Kết cấu BTCT theo quy phạm Hoa Kỳ, Nhà xuất bản xây dựng.
4. PGS. TS Trần Mạnh Tuân, Tỉnh toán kết cấu BTCT theo tiêu chuẩn ACI318-2002, Nhà xuất bản xây dựng.
5. Nguyễn Đức Chiến, Thiết kế vách BTCT trong kết cấu nhà nhiều tầng, Luận văn Ths KT, trường ĐHXD.
6. Jeung-Hwan Doh, Thesis of doctor "Experimental and Theoretical studies of normal and high strength concrete wall panels", Griffith University.
7. Building code requirements for structural concrete (ACI318-02) and commentary (ACI318R- 02).
8. Australian Standard, Concrete Structures (AS3600-2001).
9. Reinforced Concrete - Design Theory and Examples. T.J. Macginley, B.S. Choo.
M.Sc Vo Manh Tung
Reinforced concrete wall is important element of bearing members in the highrise building. But its design is not mentioned clearly in R.C structure - vietnamese design standard. The report presents and comments some methods for design reinforcements of R.C wall.
CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN!
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.
Quét mã QR