Mỗi loại móng như móng đơn, móng băng, móng bè hay móng cọc đều có cấu tạo, vật liệu và kỹ thuật thi công khác nhau, dẫn đến khối lượng bê tông, thép và nhân công không giống nhau. Chính điều này khiến chi phí xây dựng giữa các phương án móng có sự chênh lệch rõ rệt. Việc tính hệ số chi phí khác nhau giúp phản ánh đúng thực tế thi công và kiểm soát ngân sách hiệu quả hơn.
Chính vì vậy, Vietcons xây dựng chủ đề này nhằm giúp học viên hiểu rõ sự khác nhau giữa các loại móng và nguyên lý tính toán hệ số chi phí tương ứng. Thông qua đó, học viên sẽ nắm vững kiến thức thực tế, áp dụng hiệu quả vào thiết kế và bóc tách khối lượng, đồng thời đưa ra phương án thi công móng phù hợp, tiết kiệm và an toàn cho từng công trình.
Móng đơn: Đối với nhà có kết cấu khung chịu lực hoặc cột chịu lực, thì bên dưới mỗi cột có móng độc lập gọi là móng đơn (hay còn gọi là móng trụ, móng độc lập, móng cột…).
-
Ưu điểm của móng đơn là tiết kiệm vật liệu, giảm chi phí và thời gian thi công.
-
Nhược điểm của móng đơn là chỉ áp dụng cho nhà ít tầng, tải trọng truyền lên đất nhỏ, áp suất đáy móng nhỏ hơn cường độ của đất.
Móng đơn ngoài công trường thực tế
Móng băng: Là loại móng chạy suốt bên dưới các tường chịu lực hoặc tạo thành các dải dài dưới chân hệ thống cột chịu lực. Móng băng dưới cột hay còn gọi là móng đàm, đầm có thể có sườn trên hoặc sườn dưới. Loại móng này tạo thành một vành đai liên kết các chân cột. Có loại móng băng một phương và móng băng hai phương.
-
Trường hợp móng đơn dưới cột mà chiều rộng đáy móng gần giáp nhau thì nên sử dụng móng băng để thay thế, nhằm giảm áp lực đáy móng, phân bố đều tải trọng cột lên nền đất và chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột.
Móng băng 1phương
Móng băng 2phương
Móng bè: Sử dụng khi sức chịu tải của đất nền quá yếu so với tải trọng của công trình. Bề rộng của đáy móng (cả móng băng và móng đơn) tính toán chiếm trên 75% diện tích nền nhà. Khi đó người ta liên kết các móng lại thành một khối gọi là móng bè.
-
Móng bè áp dụng cho công trình cao tầng, giúp phân bố đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất, giải toả sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
-
Móng bè có thời gian thi công và chi phí lớn hơn nhiều so với hai loại móng băng và móng đơn.
Móng bè
Móng cọc: Là loại móng sử dụng phổ biến hiện nay do khả năng chịu lực cao, dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn, cọc được đóng tới lớp đất rắn ổn định này và truyền tải trọng vào đó. Nền móng cọc chống bị lún hoặc lún đều trong phạm vi cho phép.
Móng cọc cho phép giảm khối lượng đào đất, giảm tiết diện móng nhưng vẫn đảm bảo công trình chịu được tải trọng lớn và độ bền vững cao, không phụ thuộc vào mực nước ngầm, thi công thuận tiện và cơ động hơn các loại móng khác nên được sử dụng rất nhiều trong các công trình nhà ở gia đình hiện nay.
Móng cọc
Chính vì biện pháp thi công, phương án thiết kế kết cấu cách bố trí sắt thép, khối tích bê tông của mỗi phương án móng khác nhau, nên dẫn đến giá thành thi công của các loại móng có sự chênh lệch. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong hệ số móng khi thi công công trình.
Cách tính hệ số móng của công trình nhà ở thông thường hiện nay như sau:
-
Móng đơn tính 30% diện tích tầng trệt.
-
Móng băng tính 50% diện tích tầng trệt.
-
Dải móng trên nền cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi tính bằng 40% - 50% diện tích tầng trệt (lưu ý đây là chi phí riêng của dải móng, không tính chi phí riêng của phần cọc chịu lực).
-
Móng bè tính 100% diện tích tầng trệt.
Tham khảo ngay: Khóa học Thiết kế Kết cấu nhà phố và biệt thự
CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN !
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.
Quét mã QR