SỰ KHÁC NHAU GIỮA LOAD CASE VÀ LOAD COMBINATION

26/10/2024
2774
Nguyễn Đình Nghĩa

Sự khác nhau giữa load case và load combination có thể giải thích ngắn gọn như  sau:

  • Load Case = tổ hợp tải trọng
  • Load Combination = tổ hợp nội lực

Có 2 câu hỏi cần giải quyết:

1. Thế nào là tổ hợp tải trọng và tổ hợp nội lực?

2. Khi nào thì tổ hợp nội lực và tổ hợp tải trọng giống nhau? Khi nào phải dùng tổ hợp tải trọng?

Để giải đáp 2 câu hỏi trên, tôi mời anh chị cùng tôi xem xét 2 ví dụ sau để hiểu rõ.


Ví dụ 1: Xét dầm 1 nhịp L=6m, kích thước dầm 200x400, vật liệu B20; chịu 2 trường hợp tải trọng LC1: tải trọng phân bố đều q=50 kN/m và LC2: lực tập trung P=100 kN.

Tổ hợp tải trọng và nội lực trong kết cấu dầm

Trả lời câu hỏi 1: 

Tổ hợp tải trọng là cộng các tải trọng lại với nhau rồi giải bài toán về nội lực và chuyển vị. 

Tổ hợp nội lực là giải các bài toán riêng biệt rồi cộng đại số giá trị nội lực và chuyển vị lại với nhau.


Ví dụ 2: xét cột công xôn bê tông tiết diện 200x200, B20 chịu chiều dài L=4m, chịu tải trọng như hình:
LC1: tải đứng P=100 kN; LC 2: tải ngang H = 50 kN

Tổ hợp tải trọng và nội lực trong kết cấu cột.

Trả lời câu hỏi 2: 

Tổ hợp nội lưc và tổ hợp tải trọng sẽ giống nhau nếu chấp nhận nguyên lí cộng tác dụng.
Nguyên lí cộng tác dụng có 2 giả thiết: vật liệu đàn hồi tuyến tính, các tải trọng tác dụng độc lập.

+ Với ví dụ 1: nếu vật liệu đàn hồi tuyến tính thì kết quả chuyển vị như nhau, nếu phân tích nứt thì tổ hợp tải trọng cho chuyển vị lớn hơn tổ hợp nội lực.

+ Với vị dụ 2: nếu 2 tải đứng và tải ngang tác dụng đồng thời (hiệu ứng P-Delta) thì momen sinh ra tại chân ngàm lớn hơn do đó cần xét tổ hợp tải trọng thay vì xét tổ hợp nội lực. 


Áp dụng tổ hợp nội lực và tổ hợp tải trọng thiết kết kết cấu

Mọi trường hợp thiết kế kết cấu đều phải tổ hợp tải trọng. Việc sử dụng tổ hợp nội lực thay cho tổ hợp tải trọng nếu là bài toán phân tích đàn hồi tuyến tính và bỏ qua hiệu ứng bậc 2 như P-Δ.

Trong các các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu BTCT hiện nay chấp nhận sử dụng tổ hợp tải trọng và tổ hợp nội lực như sau:
- Trạng thái giới hạn I: sử dụng tổ hợp nội lực
- Trạng thái giới hạn II: sử dụng tổ hợp tải trọng 
- Các trường hợp kể đến hiệu ứng P-Δ hoặc phân tích phi tuyến thì phải dùng tổ hợp tải trọng.


Một số câu hỏi phụ liên quan:

1. Sự khác nhau giữa load partern và load case

+ Load parten: là trường hợp tải (tải đơn) thể hiện phương chiều độ lớn tải trọng.

+ Load case: là tổ hợp tải trọng (tổ hợp nhiều Load Partern), có thể tùy chọn chạy phân kết bài toán tuyến tính hoặc phi tuyến, giai đoạn thi công, P-Delta….

2. Tại sao khi tổ hợp nội lực thì không cần mở khóa cũng có thể thực hiện được. Kết quả có chính xác không và có cần chạy lại sau khi tổ hợp không?

Phần mềm sẽ phân tích các trường hợp tải trọng Load case để cho kết quả chuyển vị nội lực. Do đó việc tổ hợp nội lực Load Combination chỉ là cộng các giá trị đã được tính toán rồi nên không cần mở khóa phần mềm, không cần chạy lại bài toán.

Lưu ý:

- Nếu mô hình có quá nhiều trường hợp Load case thì thời gian phân tích kết cấu sẽ rất lâu. Do đó nếu chấp nhận đàn hồi tuyến tính và bỏ qua hiệu ứng bậc 2 thì nên sử dụng tổ hợp nội lực thay cho tổ hợp tải trọng.

- Phần mềm chỉ sử dụng Load Combination để chạy bài toán Design.


CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN!

Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.


Quét mã QR 

Mã QR của Vietcons Edu để truy cập trang web

 

Bài viết liên quan

24/04/2025
So sánh AutoCAD và Revit dưới góc nhìn thực tiễn trong thiết kế xây dựng. Hiểu rõ sự khác biệt giữa CAD truyền thống và BIM hiện đại để cập nhật xu thế nghề nghiệp.
24/04/2025
24/04/2025
Khám phá lộ trình học Revit cho người mới bắt đầu, từ những thao tác cơ bản đến ứng dụng thực tế trong thiết kế và triển khai mô hình BIM chuyên nghiệp.
18/05/2024
05/03/2025
Giải thích câu hỏi: Ý nghĩa của phân nhóm kết cấu theo phụ lục A của TCVN 5575-2024