1. DẦM KHÔNG CẤU TẠO KHÁNG CHẤN
Theo TCVN 5574-2018 mục 10.3
1. Cốt dọc
a. Đường kính cốt thép
• Đường kính cốt dọc: ø10:ø28, không nên dùng ø>28 vì khó uốn thép. Dầm chính nên chọn đường kính thép >ø16.
• Khi dầm có bề rộng b≥150 ít nhất phải có 2 cốt thép chịu lực. Khi b<150 có thể đặt 1 thanh (mục 10.3.3.4).
• Khoảng cách tối thiểu: Smin = max(ø,25mm).
Khoảng cách tối thiểu này tùy thuộc thép lớp thép trên hay lớp dưới và tùy thuộc vào số lớp thép bố trí trong dầm, kinh nghiệm thiết kế nên lấy tối thiểu 50mm (mục 10.3.2).
Xem hình dưới đây:
• Khoảng cách max giữa 2 cây thép dọc: (mục 10.3.3.3)
+ Smax = 200 nếu h≤150
+ Smax = min (1.5h,400) nếu h>150
h = chiều cao dầm
b. Hàm lượng cốt thép
• Hàm lượng thép min 0.1% (mục 10.3.1.1)
• Hàm lượng thép max tính theo công thức: µmax = (Xi)RRb/Rs (mục 8.1.2.2.3)
Bảng tra hàm lượng cốt thép Max của dầm theo TCVN 5574-2018 (áp dụng trường hợp dầm chữ nhật chịu uốn đặt cốt đơn)
• Hàm lượng thép hợp lí: 0.8%→1.5%
c. Cắt thép dầm
Thép dầm cắt dựa vào biểu đồ bao momen dầm (thỏa biểu đồ bao vật liệu). Theo kinh nghiệm thực tế thép dầm có thể cắt theo nguyên lí sau:
• Thép dầm cắt giảm từ từ, mỗi lần cắt giảm thép không quá 50%
• Thép gối dầm: cắt lần 1 là > L/4, cắt lần 2 là >L/3
• Thép nhịp dầm: cắt cách gối biên <0.1L, gối giữa <0.15L
• Vị trí cắt thép trên và thép dưới ≥ h
- Thép nhịp kéo vào gối tựa ít nhất 2 thanh và lớn hơn 50% thép chịu lực (mục 10.3.3.5 TCVN 5574:2018).
- Số thanh thép chạy suốt dầm tùy thuộc vào số nhánh đai bố trí chịu cắt (yêu cầu đai phải buộc vào thép chủ) và bề rộng dầm (khoảng cách max của 2 cốt dọc).
2. Cốt đai
a. Trường hợp dầm chịu tải trọng phân bố đều
(mục 10.3.4.3 TCVN 5574:2018)
- Đoạn ¼ L: cốt đai chịu cắt, S1=min(0.5h0,300)
- Đoạn ½ L: bê tông chịu cắt, S2=min(0.75h0,500)
b. Trường hợp dầm chịu tải tập trung
Trường hợp dầm phụ gác lên dầm chính hoặc cột cấy lên dầm cần lưu ý:
• Trên mặt cắt dọc dầm thì bố trí đai dày S1 từ điểm có lực tập trung đến gối tựa và không được nhỏ hơn L/4.
• Tại ví trí lực tập trung bố trí đai gia cường phải là đai ôm khoảng cách s=50mm tại cả dầm chính (dầm chính bố trí khoảng b+2h) và dầm phụ (bố trí khoảng h/3) như hình 30 (mục 10.4.12).
c. Trường hợp dầm chịu xoắn
Bố trí đai dày S1 trên toàn bộ dầm và đai phải dùng đai kín (đoạn chồng lên nhau >=30d) (mục 10.3.4.6)
Khoảng cách các cốt dọc mặt bên ≤150 mm.
3. Cốt giá
Dầm có chiều cao tiết diện H>700 mm, ở mỗi cạnh bên cần đặt các cốt dọc cấu tạo sao cho khoảng cách giữa các thanh s<400 mm và tổng diện tích các thanh cốt giá >0.1%(s*max(b/2,200) (mục 10.4.13).
2. DẦM CẤU TẠO KHÁNG CHẤN VỚI CẤP DẺO DCM
- Ngoài các yêu cầu cấu tạo thép tuân theo TCVN5574-2018. Dầm có cấu tạo kháng chấn cần tuân TCVN 9386-2012.
- Để đảm bảo tính kinh tế và tiêu chí kĩ thuật, ở VN công trình chịu động đất thường cấu tạo theo cấp dẻo trung bình DCM.
1. Cốt dọc
2. Cốt đai
CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN !
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.
Quét mã QR