CẤU TẠO THÉP SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP THEO TCVN 5574-2018

19/08/2024
15634
Nguyễn Đình Nghĩa

1.    Chiều dày sàn tối thiểu

  • Tham khảo tiêu chuẩn bê tông cốt thép cũ TCXDVN 365-2005, quy định chiều dày sàn tối thiểu như sau:

Bảng quy định chiều dày sàn theo vị trí và loại nhà: mái nhà ≥60mm, sàn nhà dân dụng ≥70mm, sàn nhà công nghiệp ≥80mm, sàn dưới đường xe chạy ≥100mm.

*Thực tế sàn nhà dân dụng bố trí 2 lớp thép thường chọn tối thiểu 100mm, mái dốc tối thiểu 80mm.

  • Theo phụ lục F QCVN 06-2021 yêu cầu chống cháy:

Bảng quy định chiều dày sàn và lớp bảo vệ bê tông theo cấp công trình

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ sàn theo TCVN 5574-2018: Xem tại đây


2.    Đường kính cốt thép

Đường kính thép min: thép lớp dưới ømin = 6mm, thép lớp trên ømin = 10mm
Đường kính thép max: ømax không nên lớn hơn 1/10 chiều dày bản, và không lớn hơn lớp bê tông bảo vệ sàn.
Ghi chú: Nên chọn cùng một đường kính thép trong cùng 1 lớp thép, nếu chọn các đường kính thép khác nhau trong 1 vị trí thì không nên chênh nhau quá 8mm.


3.    Khoảng cách cốt thép

Smin ≤ S ≤ Smax
  • Khoảng cách Smax cốt thép để đảm bảo:

-    Làm việc chung giữa bê tông và cốt thép
-    Ứng suất và biến dạng phân bố đều
-    Hạn chế chiều rộng vết nứt giữa các thanh cốt thép
 
Mục 10.3.3.3 - TCVN 5574:2018 quy định Smax như sau:
- 200mm nếu hs ≤ 150mm
- min{1.5hs; 400mm} nếu hs > 150mm
  • Khoảng cách tối thiểu Smin giữa các trục cốt thép:

-    Đảm bảo điều kiện đổ bê tông và đầm dùi
-    Chọn khoảng cách nhỏ thì tốn thêm chi phí gia công và lắp đặt cốt thép
 
Mục 10.3.2 - TCVN 5574:2018 quy định Smin như sau:
  • Lớp thép thứ nhất và thứ hai của cốt thép phía trên (chịu M-)    min{25mm; Ømax}
  • Lớp thép thứ nhất và thứ hai của cốt thép phía dưới (chịu M+)   min{30mm; Ømax}
  • Lớp thép thứ ba trở đi                                                                        50mm
  • Đối với sàn, nên chọn khoảng cách tối thiểu giữa các trục cốt thép không nhỏ hơn 100mm. Trường hợp phối thép sole thì 2 thép cách nhau không nhỏ hơn Smin quy định nêu ở trên.

4.    Hàm lượng thép

•    Hàm lượng thép min 0.1% (mục 10.3.1.1)
•    Hàm lượng thép max tính theo công thức (mục 8.1.2.2.3):

Bảng tra tỷ lệ cốt thép theo mác thép và cấp độ bền bê tông trong xây dựng

Bảng tra hàm lượng cốt thép Max của sàn theo TCVN 5574-2018

Bản vẽ chi tiết bố trí cốt thép sàn với cấu tạo thép tăng cường

Ghi chú: Hàm lượng max theo TCVN 5574-2018: Quy định thông qua việc giới hạn chiều cao tương đối của vùng chịu nén bê tông (bài toán đặt cốt đơn) nên khá nhỏ so với tiêu chuẩn EC2 (tiêu chuẩn EC2 cho phép max 4%)

•    Hàm lượng thép hợp lí: 0.3%÷0.9% (Sàn bản kê 4 cạnh: 0.5÷0.7%, sàn sườn 0.6÷0.9%)
•    Tham khảo thực tế khối lượng thép /m3 bê tông: 70÷100 kg/m3


5.    Cắt thép mũ sàn

Trong thiết kế kết cấu thực tế hiện nay có 2 quan niệm cắt thép mũ sàn:

Quan niệm 1:  Thép mũ cắt 1/4L1, với L1 là nhịp tính toán từ mép dầm đến mép dầm phương cạnh ngắn. Thường áp dụng nhà dân dự án nhỏ và phương án tiết kiệm.

Quan niệm 2:  Thép mũ cắt 1/4Li, với Li là nhịp tính toán từ mép dầm đến mép dầm phương nào tính theo phương đó. Thường dùng đa số các dự án hiện nay.

Bản vẽ chi tiết bố trí cốt thép sàn với cấu tạo thép tăng cường

"Bản vẽ chi tiết bố trí cốt thép sàn với cấu tạo thép tăng cường

Câu hỏi: Cắt thép sàn L/3 hay L/4 hay L/5. L lấy phương cạnh ngắn hay phương cạnh dài?

Trả lời:

  • Nguyên tắc cắt thép sàn hoặc cấu kiện chịu uốn như dầm là dựa vào biểu đồ bao vật liệu. Từ biểu đồ bao momen kĩ sư chọn lựa vị trí cắt thép để tối ưu cho thiết kế. 
  • Cắt thép gối L/3 hay L/4 hay L/5 thì phụ thuộc vào liên kết sàn vào dầm, tỉ lệ tĩnh tải/ hoạt tải và tỉ lệ các nhịp liền kề, sàn 1 nhịp hay sàn liên tục.
  • Lưu ý 2 quan niệm cắt thép nêu ở trên chỉ đúng trong trường hợp sàn chịu tải phân bố đều tỉ lệ tĩnh tải/hoạt tải p/g≤ 3. Và chênh lệch nhịp các ô sàn không quá 25%. Và phải có 3 khoang ô sàn trở lên.
Lưu ý: Chiều dài cắt thép mũ sàn (dầm) phụ thuộc vào tỉ lệ giá trị hoạt tải/ tĩnh tải p/g. Do đó nếu kĩ sư dựa vào biểu đồ bao vật liệu cắt thép gối cho sàn thì cần phải chất các trường hợp hoạt tải nguy hiểm cho sàn như chất tải ô cờ,  chất tải liền nhịp, chất tải cách nhịp…thì mới tính đúng chiều dài cắt thép cần thiết theo biểu đồ bao momen.
Các kiểu bố trí thép sàn: Chất ô cờ, chất cách nhịp, chất liền nhịp

Có thể tham khảo cắt thép mũ sàn theo Sách “Sàn sườn bê tông toàn khối – GS.Nguyễn Đình Cống” như sau:

Bản vẽ kết cấu dầm sàn với quy định chiều dài cốt thép mũ (vLₜ) và hệ số v theo tải trọng..

Chiều dài đoạn thẳng cốt thép mũ tính từ mép dầm lấy bằng vLt. Hệ số v lấy như sau:

Khi: p≤g lấy v = 0.2;   p≤3g lấy v = 0.25;   p≤5g lấy v = 0.3;   p>5g lấy v = 0.33

Trong đó:

  • p và g là hoạt tải và tĩnh tải tính toán trên sàn.
  • Trên mỗi gối tựa lấy vLt là bằng nhau và theo giá trị Lt nhịp liền kề lớn hơn.
  • Trong các ô sàn chịu uốn 2 phương lấy Lt theo phương cạnh ngắn L1 để tính cho cả thép mũ đặt theo phương cạnh dài L2

Link sách tham khảo: tại đây


6.    Cắt thép nhịp sàn 

Trường hợp phối hợp thép: bố trí thép chạy suốt + thép gia cường, thì cần lưu ý lượng thép chạy suốt lớp dưới ≥ 1/3 diện tích cốt thép chịu lực (Mục 10.3.3.5 - TCVN 5574:2018). 

Hàm lượng thép chạy suốt phải lớn hơn hàm lượng thép min 0.1%. 

Thép gia cường lớp dưới cách mép dầm hoặc vách không lớn hơn 0.2L.

Quy định diện tích thép sàn lớp dưới neo vào dầm theo TCVN 5574:2018.


7.    Neo thép sàn vào dầm

Neo thép gối vào dầm, vách: thỏa chiều dài lan
Chiều dài neo là 30d÷50d cần tính toán theo công thức hoặc tra bảng theo link bên dưới: 
https://vietcons.edu.vn/bang-tra-chieu-dai-neo-va-noi-theo-tcvn-5574-2018

Chi tiết neo thép dầm: gối không có mô men dương và gối có mô men dương.

 


8.    Thép gia cường lỗ mở trên sàn

Xem thêm bài viết: tính toán và cấu tạo thép gia cường lỗ mở trên sàn.


9.    Thép gia cường sàn vị trí tường xây trên sàn

Xem thêm bài viết chi tiết: Thép gia cường sàn vị trí tường xây trên sàn

Hiện nay trong các Spec thiết kế kết cấu quy định gia cường thép sàn tại vị trí tường gạch xây lên sàn như sau:

Tường 100: Gia cường 2ø14
Tường 200: Gia cường 2ø16
+ Thép gia cường đặt lớp dưới chạy suốt hết chiều dài của tường gạch và neo vào dầm.


CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN!

Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.


Quét mã QR 

Mã QR của Vietcons Edu để truy cập trang web

Bài viết liên quan

18/05/2024
05/03/2025
Giải thích câu hỏi: Ý nghĩa của phân nhóm kết cấu theo phụ lục A của TCVN 5575-2024
03/03/2025
Trong thực tế, khi hai móng đơn đặt gần nhau, vùng ứng suất trong đất nền do hai móng tạo ra có thể chồng lấn, làm tăng ứng suất tổng trong nền đất. Nếu không kiểm tra và xử lý phù hợp, điều này có thể gây lún không đều hoặc giảm khả năng chịu tải của nền.
05/03/2025
Giải thích câu hỏi: Vì sao TCVN 5575-2024, mục 4.7.2 phân loại cấu kiện theo trạng thái ứng suất – biến dạng?
21/05/2024
Bài viết hướng dẫn cấu tạo thép chống chọc thủng cho sàn bằng phần mềm SAFE