LỚP BÊ TÔNG BẢO VỆ THEO TCVN 5574-2018

25/04/2024
24908
Nguyễn Đình Nghĩa

Hiện tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574-2018 quy định lớp bê tông bảo vệ lớn hơn so với tiêu chuẩn cũ TCVN 5574-2012 (từ 5:10mm). Tuy nhiên một số công trình vẫn áp dụng tiêu chuẩn cũ, ví dụ đối với sàn BTCT chiều dày lớp bê tông tối thiểu theo tiêu chuẩn mới là 20mm nhưng một số công trình vẫn dùng 15mm cho sàn có chiều dày≤100mm, như vậy là chưa phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện nay.
Bài viết này tôi xin trình bày cách xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo tiêu chuẩn và quy chuẩn mới nhất hiện nay để anh em kĩ sư tham khảo.


1. KHÁI NIỆM

Lớp bê tông bảo vệ là khoảng cách tính từ mép bê tông đến mép thép chịu lực gần nhất.

Lớp bê tông bảo vệ: trong dầm, cột, vách tính từ cốt đai đến mép ngoài bê tông; sàn, móng, cầu thang tính từ cốt chủ chịu lực

2. TÁC DỤNG CỦA LỚP BÊ TÔNG BẢO VỆ
Theo Mục 10.3.1 TCVN 5574-2018 thì lớp bê tông bảo vệ cần phải đảm bảo được:
a) Đảm bảo sự làm việc đồng thời của cốt thép và bê tông
b) Đảm bảo sự neo cốt thép trong bê tông và khả nằng bố trí các mối nối của các chi tiết cốt thép
c) Đảm bảo tính toàn vẹn của cốt thép dưới tác động của môi trường xung quanh (kể cả khi có
môi trường xâm thực)
d) Đảm bảo khả năng chịu lửa của kết cấu


3. CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH
Đối với kết cấu dân dụng theo TCVN thì chúng ta có 3 văn bản quy định về lớp bê tông bảo vệ:

  • TCVN 5574:2018 tại mục 10.3.1.2 – Đảm bảo điều kiện 2(a), 2(b), 2(c)
  • TCVN 9346:2012 - tại bảng 1 mục 4 – Đảm bảo yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển, điều kiện 2(c)
  • QCVN 06:2022/BXD phụ lục F – Đảm bảo yêu cầu chống cháy của kết cấu, điều kiện 2(d) QCVN 06:2022/BXD sửa đổi 01:2023

a) Lớp bê tông bảo vệ quy định theo TCVN 5574-2018
Lớp bê tông bảo vệ tra theo bảng 19 TCVN 5574-2018

Ghi chú:

  • Trong mọi trường hợp lớp bê tông bảo vệ cốt thép phải lớn hơn đường kính cốt thép lớn nhất và 10mm
  • Thép cấu tạo thì được giảm 5mm
  • Kết cấu lắp ghép thì được giảm 5mm
  • Khi lớp bê tông bảo vệ ≥50mm thì bước đai S< cạnh nhỏ nhất của tiết diện.
  • Kết cấu dự ứng lực căng trước:

         + Cốt thép thanh max(3d,40mm), d là đườn kính cốt thép
         + Cáp 20 mm

  • Kết cấu dự ứng lực căng sau:

         + Mặt trên/dưới: max(d,40mm) với d là bề rộng hoặc đường kính ống lồng (ruột gà)
         + Mặt bên: max(d/2,40mm)
         + Cốt thép ứng suất nằm trong rảnh, nằm ngoài cấu kiện: 20mm

Bảng tóm tắt chiều dày lớp bê tông bảo vệ min theo TCVN 5574-2018

Chú ý: 
-    Trong ngoặc dùng cho độ ẩm môi trường cao ≥75%
-    Trong mọi trường hợp lớp bê tông bảo vệ phải lớn hơn đường kính thép lớn nhất


b) Lớp bê tông bảo vệ quy định theo QCVN 06:2022/BXD
Để đảm bảo yêu cầu chống cháy của kết cấu thì lớp bê tông bảo vệ tra theo phụ lục F QCVN06;202/BXD Phụ thuộc bậc chịu lửa của công trình tra phụ lục H và giới hạn chịu lửa của các cấu kiện tra bảng 4.

Đối với nhà có chiều cao H>75m giới hạn chịu lửa của các cấu kiện tra phụ lục A1.

Ví dụ tham khảo lớp bê tông bảo vệ tối thiểu cho công trình chung cư bậc chịu lửa: Bậc I (có chiều cao PCCC 50 < H ≤ 100)

c) Lớp bê tông bảo vệ quy định theo TCVN 9346-2012
Để đảm bảo yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển TCVN 9346-2012 cho các công trình dân dụng xây dựng gần biển, theo mục 4 bảng 1 quy định như sau: 

Ví dụ: công trình nhà dân ở thành phố vũng tàu cách bờ biển 2 km. Sử dụng bác bê tông M250 thì lớp bê tông bảo vệ cho dầm, cột, sàn trong nhà là 30mm, ngoài nhà là 40mm.
Lưu ý: bảng tra ở trên là Mác bê tông tuân theo TCVN 5574-1991 (tiêu chuẩn cũ), kĩ sư không được nhầm lẫn là cấp độ bền bê tông.Kĩ sư nhân thêm 10 để đổi đơn vị từ MPa sang KG/cm2

 

4. MỘT SỐ BẢNG TRA THỰC TẾ (THAM KHẢO)

Công trình nhà dân (H<28m), 
Bậc chịu lửa: bậc III, 
Mác bê tông M250, 
công trình gần bờ biển.


Chung cư cao tầng (50m Bậc chịu lửa: bậc I
Mác bê tông M400
Công trình gần bờ biển.

Ghi chú: 
40/55 =dầm có tô trát/dầm không tô trát
Giá trị trong ngoặc () cho kết cấu ngoài trời

5. TỔNG HỢP ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH NHÀ Ở (THAM KHẢO)
Tổng kết một số lưu ý dễ thực hành cho kĩ sư thiết kế công trình nhà dân dụng như sau:
1. Tất cả công trình lấy chiều dày lớp bê tông bảo vệ min theo TCVN5574-2018 như bảng dưới đây.

Chú ý: 
-    Trong ngoặc () dùng cho độ ẩm môi trường cao 75%
-    Trong mọi trường hợp lớp bê tông bảo vệ phải lớn hơn đường kính thép lớn nhất
2.  Yêu cầu công trình gần biển: Nếu nhà dân nằm gần biển Mác ≤250 thì + thêm 10mm cho kết cấu ngoài trời và trong nhà. Mác bê tông lớn hơn M250 thì lấy theo TCVN 5574-2018.
3. Yêu cầu chống cháy:
+ Công trình nhà ở H<28m (bậc chịu lửa: bậc III) lấy theo TCVN 5574-2018.
+ Công trình nhà ở 28m<H<50m
(bậc chịu lửa: bậc II) thì chú ý dầm không tô trát lấy tổi thiểu 35mm, giá trị còn lại lấy theo TCVN 5574-2018
+ Công trình 50m<H<75m
(bậc chịu lửa: bậc I)
thì chú ý dầm có tô trát/dầm không tô trát = 40/55 Sàn tối thiểu 25 mm. Các giá trị khác lấy theo TCVN 5574-2018

 


CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN !

Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.


Quét mã QR 

 

Bài viết liên quan

02/07/2025
Thi công phần thô bao gồm móng, dầm, sàn, cột và hệ thống điện nước âm. Bài viết hướng dẫn rõ hạng mục nào do nhà thầu thi công và cung cấp vật tư, hạng mục nào chủ đầu tư cần chuẩn bị, giúp quản lý chi phí và tiến độ hiệu quả.
28/06/2025
Đề tài nghiên cứu trình bày kết quả thực nghiệm và mô phỏng số của hệ dầm – tường biên bê tông cốt thép chịu nén dọc trục, nhằm phân tích khả năng chịu lực, cơ chế phá hoại và hiệu quả làm việc tổng thể, phục vụ thiết kế công trình chịu tải trọng lớn.
30/06/2025
Tài liệu cung cấp hướng dẫn chi tiết về thiết kế kết cấu bê tông cốt thép cho các công trình nhà cao tầng và siêu cao tầng tại Việt Nam, bao gồm phân tích tải trọng, lựa chọn hệ kết cấu, tính toán chịu lực, và các tiêu chuẩn áp dụng thực tiễn.
25/06/2025
"Phương pháp đánh giá độ rung sàn và xem xét ứng dụng trong thiết kế tại Việt Nam" của ThS. Nguyễn Vĩnh Sáng trình bày cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn quốc tế và đề xuất ứng dụng thực tế trong tính toán kiểm soát độ rung sàn kết cấu.
18/06/2025
Tìm hiểu sự khác nhau giữa Show Object Load Assigns và Show Element Load Assigns trong SAP2000. Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra tải trọng chính xác trước khi phân tích kết cấu. Kỹ sư kết cấu cần biết để tránh sai sót khi thiết kế.