Cường độ tính toán thép và liên kết theo tiêu chuẩn TCVN 5575:2024

05/03/2025
1680
Nguyễn Đình Nghĩa

TCVN 5575:2024 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép, được ban hành vào ngày 24/12/2024, thay thế cho TCVN 5575:2012. Phiên bản này được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn Liên bang Nga SP 16.13330.2017 và bổ sung từ SP 294.1325800.2017 nhằm hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế. 

Bài viết này tôi hướng dẫn cách tính toán cường độ vật liệu và liên kết theo tiêu chuẩn mới TCVN 5575-2024 và so sánh với TCVN 5575-2012.


1. Cường độ tính toán của thép cán, thép uốn định hình và thép ống 

Cường độ tính toán của thép cán, thép uốn định hình và thép ống tùy thuộc vào các trạng thái ứng suất khác nhau cần được xác định theo các công thức nêu trong Bảng 2, trong đó các cường độ tiêu chuẩn fy và fu được lấy theo các tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng. Cường độ tiêu chuẩn lấy theo giới hạn chảy fy hoặc giới hạn bền kéo fu tùy trường hợp tính toán.

Cường độ tính toán của thép cán, thép uốn định hình và thép ống

Hệ số tin cậycủa thép cán, thép uốn định hình và thép ống

So sánh:

  • Công thức tính cường độ tính toán: Không thay đổi so với tiêu chuẩn cũ.

  • Ký hiệu cường độ tính toán thép:

    • Tiêu chuẩn cũ ký hiệu là f, tiêu chuẩn mới ký hiệu là fyd

    • Bổ sung cường độ tính toán thép tính theo cường độ kéo đứt: ký hiệu là fud

  • Hệ số tin cậy γm:

    • Thép cán và thép ống theo TCVN: Giữ nguyên γm = 1.05.

    • Thép theo tiêu chuẩn nước ngoài: Vẫn áp dụng γm = 1.1.

    • Bổ sung γm = 1.0 cho kết cấu thép công trình tạm.

  • Bổ sung vật liêu thép nước ngoài: xem phụ lục M tiêu chuẩn TCVN 5575-2024


2. Cường độ tính toán của liên kết hàn

Bảng C.1 - Cường độ tiêu chuẩn theo giới hạn bền f_wun và cường độ chịu kéo tính toán f_wf của kim loại hàn trong liên kết hàn góc theo TCVN 3223:2000. Bảng thể hiện thông số cho que hàn E43 và E51 với đơn vị tính MPa.

So sánh:

  • Không thay đổi so với tiêu chuẩn cũ TCVN 5575-2012

  • Thay đổi kí hiệu thép que hàn theo TCVN 3223-2000


3. Cường độ tính toán của liên kết bulông

So sánh công thức tính cường độ chịu cắt, kéo, ép mặt của bulông theo 2 tiêu chuẩn:

Cường độ tính toán của liên kết một bulông

So sánh:

  • Tiêu chuẩn mới TCVN 5575-2024 tính cường độ tính toán bulông cao hơn so với tiêu chuẩn cũ.

  • Bổ sung cấp độ bền bulông 12.9, bỏ cấp độ bền bulông 4.6, 4.8, 6.6

  • Thay đổi tên gọi bulông tinh và thô thành bulông cấp chính xác loại A, loại B.

  • Bổ sung yêu cầu với liên kết ma sát và liên kết mặt bích cần sử dụng bu lông cấp độ bền 8.8, 10.9 và 12.9.

  • Bổ sung cấp độ bền của đai ốc phù hợp với cấp độ bền bulông tương ứng.


4. Cường độ tính toán của liên kết bulông móng và bulông neo

So sánh:

  • Tiêu chuẩn mới TCVN 5575-2024 lấy fba = 0.8fy (lấy theo cường độ chảy)

  • Tiêu chuẩn cũ TCVN 5575-2012 lấy fba = 0.4fu (lấy theo cường độ kéo đứt)

  • TCVN 5575-2024 bổ sung bu lông neo chữ U lấy fbu = 0.85fy


5. Cường độ tính toán của cáp thép

So sánh:

  • Không thay đổi so với tiêu chuẩn cũ TCVN 5575-2012


6. Bổ sung bảng tra các thông số thiết kế kết cấu thép và liên kết

Phụ lục B - TCVN 5575-2024 bổ sung các bảng tra các thông số tính toán vật liệu thép

So sánh:

  • Thống nhất các thông số như trọng lượng riêng, môđun đàn hồi E, hệ số Poát xông...

  • Cập nhật Mác thép S235, S275, S355, S450 theo TCVN 9986-2013

  • Quy định thêm chất lượng thép theo 4 điều kiện va đập A, B, C, D


Phụ lục C - TCVN 5575-2024 bổ sung các bảng tra về cường độ liên kết hàn và bulông

So sánh:

  • Bổ sung yêu cầu mác thép làm bu lông móng và điều kiện áp dụng tương ứng

  • Bảng tra diện tích tiết diện bu lông


So sánh:

Phụ lục L - Bổ sung tính toán chiều dài bu lông neo


CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN !

Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.


Quét mã QR 

Mã QR của Vietcons Edu để truy cập trang web

Bài viết liên quan

24/04/2025
So sánh AutoCAD và Revit dưới góc nhìn thực tiễn trong thiết kế xây dựng. Hiểu rõ sự khác biệt giữa CAD truyền thống và BIM hiện đại để cập nhật xu thế nghề nghiệp.
24/04/2025
24/04/2025
Khám phá lộ trình học Revit cho người mới bắt đầu, từ những thao tác cơ bản đến ứng dụng thực tế trong thiết kế và triển khai mô hình BIM chuyên nghiệp.
18/05/2024
05/03/2025
Giải thích câu hỏi: Ý nghĩa của phân nhóm kết cấu theo phụ lục A của TCVN 5575-2024