QUY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG TỪ TIÊU CHUẨN EUROCODE 2 (EC2) SANG TCVN

17/05/2025
1014
Nguyễn Đình Nghĩa

Vì sao cần quy đổi cấp độ bền bê tông từ EC2 sang mác bê tông theo TCVN?

Trong thiết kế kết cấu, nếu quá trình lấy mẫu, thí nghiệm và xác định cường độ nén của bê tông được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn thiết kế áp dụng (ví dụ: tiêu chuẩn châu Âu hoặc tiêu chuẩn Mỹ), thì không cần quy đổi vật liệu. Bạn tính theo tiêu chuẩn nào thì thí nghiệm theo tiêu chuẩn đó là đúng quy trình và không có gì phức tạp.

Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, nhiều kỹ sư sử dụng tiêu chuẩn Châu Âu EC2 để tính toán sàn dự ứng lực, vách lõi nhà cao tầng,... nhưng khi thi công và nghiệm thu, mẫu bê tông lại được thí nghiệm theo tiêu chuẩn Việt Nam – cụ thể là TCVN 3118:2022. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong cách xác định cường độ bê tông giữa các tiêu chuẩn, từ đó nảy sinh nhu cầu quy đổi vật liệu để thống nhất giữa tính toán thiết kế và thi công thực tế.

Nhiều kỹ sư hiện nay áp dụng cách quy đổi như sau:

  • Giả định rằng cấp độ bền C (mẫu lập phương) trong tiêu chuẩn EC2 tương đương với cấp độ bền B trong tiêu chuẩn TCVN.
  • Sau đó, từ cấp B, quy đổi tiếp sang mác bê tông theo tiêu chuẩn cũ TCVN 5574:2012.

Về lý thuyết, tiêu chuẩn EC2 và TCVN 5574-2018 đều sử dụng cường độ đặc trưng của mẫu lập phương 150x150x150mm với xác suất đảm bảo 95%, nên nguyên tắc mẫu thử và xác suất tương đương nhau.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là khi dùng cấp độ bền (cường độ đặc trưng), thí nghiệm nén mẫu nghiệm thu phải theo quy trình xác định cường độ nén bê tông theo cấp độ bền, như quy định rõ trong tiêu chuẩn EN206-1. TCVN hiện chưa có quy định này, vẫn nghiệm thu theo Mác bê tông.

Do đó, kỹ sư Việt Nam thường quy đổi cấp độ bền sang Mác, dẫn đến sai sót. Bởi vì khi quy đổi, cường độ trung bình (Mác) theo TCVN thường nhỏ hơn tiêu chuẩn EC2, gây thiếu an toàn.

Dưới đây là bảng so sánh cường độ trung bình (Mác) giữa hai tiêu chuẩn và bảng quy đổi từ cấp độ bền theo EC2 sang Mác TCVN (theo hướng an toàn).

Bảng so sánh cường độ trung bình mẫu lập phương giữa 2 tiêu chuẩn TCVN và Eurocode 2


Bảng quy đổi từ cấp độ bền theo EC2 sang Mác TCVN

Bảng quy đổi cường độ bê tông từ tiêu chuẩn eurocode 2 (ec2) sang tcvn


Anh/chị vui lòng tham khảo bài giảng khóa học “Thiết kế sàn dự ứng lực theo tiêu chuẩn Eurocode 2” do Thầy Nguyễn Đình Nghĩa giảng dạy.

 


Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.

Quét mã QR 

Mã QR của Vietcons Edu để truy cập trang web

>>> Xem thêm: Lịch khai giảng các khóa học siêu hot tại Vietcons Education!

Bài viết liên quan

28/06/2025
Đề tài nghiên cứu trình bày kết quả thực nghiệm và mô phỏng số của hệ dầm – tường biên bê tông cốt thép chịu nén dọc trục, nhằm phân tích khả năng chịu lực, cơ chế phá hoại và hiệu quả làm việc tổng thể, phục vụ thiết kế công trình chịu tải trọng lớn.
03/07/2025
Xây nhà trọn gói là dịch vụ chìa khóa trao tay bao gồm thiết kế, xin phép xây dựng, thi công phần thô, hoàn thiện nội thất và bàn giao công trình. Cùng tìm hiểu đầy đủ các hạng mục trong gói xây nhà trọn gói để chuẩn bị kế hoạch xây dựng hiệu quả.
02/07/2025
Thi công phần thô bao gồm móng, dầm, sàn, cột và hệ thống điện nước âm. Bài viết hướng dẫn rõ hạng mục nào do nhà thầu thi công và cung cấp vật tư, hạng mục nào chủ đầu tư cần chuẩn bị, giúp quản lý chi phí và tiến độ hiệu quả.
25/06/2025
"Phương pháp đánh giá độ rung sàn và xem xét ứng dụng trong thiết kế tại Việt Nam" của ThS. Nguyễn Vĩnh Sáng trình bày cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn quốc tế và đề xuất ứng dụng thực tế trong tính toán kiểm soát độ rung sàn kết cấu.
18/06/2025
Tìm hiểu sự khác nhau giữa Show Object Load Assigns và Show Element Load Assigns trong SAP2000. Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra tải trọng chính xác trước khi phân tích kết cấu. Kỹ sư kết cấu cần biết để tránh sai sót khi thiết kế.