Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Xây Dựng
Năm xuất bản: 2018
Trong nhiều năm qua, do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta, hàng nghìn công trình công nghiệp, dân dụng đã được xây dựng. Một phần lớn các công trình được làm bằng thép. Các ngôi nhà thép được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhiều nước: Việt Nam, Nga, Hoa Kì, Anh, Châu Âu, Úc và có thể phục của Nhà nước ta.
Các kĩ sư Việt Nam đã từng quen với các Tiêu chuẩn Quy phạm nội địa hoặc tiêu chuẩn trong thời kì trước khi đất nước nhập khẩu: AISC của Mĩ, BS 5950 của Anh, EN 1993 của Châu Âu. Hiện nay với Quy phạm của Mĩ, năm 2004 chúng tôi đã viết lại một cuốn sách dưới tiêu đề: “Thiết kế cấu kiện thép theo Quy phạm Hoa Kì AISC/LRFD”, trong đó trình bày phương pháp thiết kế theo phương pháp giới hạn tải trọng (LRFD). Thiết kế theo phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo mức độ an toàn nhất định và tiết kiệm vật liệu hơn so với phương pháp cũ (ASD là phương pháp thiết kế theo ứng suất cho phép) được nhiều kĩ sư sử dụng trong thời gian dài trước đây. Phương pháp ASD có ưu điểm là đơn giản, quen thuộc, dễ áp dụng, đặc biệt hữu hiệu với Thực tế và Nghiên cứu tính chịu lực của kết cấu và các thành phần cấu kiện. Nhằm phục vụ nhu cầu tham khảo, đối chiếu, các tiêu chuẩn của các nước như: Codet, Specifications, Norms, standards... cần được biên dịch, so sánh và đồng hoá thành các quy phạm thiết kế trong nước cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Từ năm 1986, một lớp bài đầu tiên về phương pháp Thiết kế theo hệ số tải trọng và sức kháng (LRFD), về sau gọi là phương pháp ASD và LRFD đã được biên dịch và giới thiệu trong giới xây dựng, giảng dạy và áp dụng thiết kế thực tế ở Việt Nam. Năm 2004, chúng tôi đã biên soạn cuốn “Thiết kế cấu kiện thép theo Quy phạm Hoa Kì AISC/LRFD”. Cuốn sách này đã giới thiệu tương đối đầy đủ các quy phạm thiết kế theo tiêu chuẩn của Mĩ. Với sự ủng hộ của đông đảo bạn đọc, các kĩ sư thiết kế đã sử dụng sách làm tài liệu tham khảo rất tích cực. Với Quy phạm mới nhất của Hoa Kì - AISC 360-05, ngoài phương pháp thiết kế LRFD còn có thêm phương pháp ASD. Đây là lý do để chúng tôi giới thiệu một lần nữa tài liệu “Thiết kế cấu kiện thép theo Quy phạm Hoa Kì AISC/ASD&LRFD”, biên dịch và bổ sung nội dung đầy đủ theo Quy phạm mới AISC/ASD&LRFD, cập nhật lại hệ thống tiêu chuẩn mới của Mĩ để phục vụ bạn đọc.
Cũng như các quyển sách trước của chúng tôi đã viết về thiết kế kết cấu thép theo Quy phạm nước ngoài 16, 7, 8, 9, quyền này không phải là một sách giáo khoa về kết cấu thép nhưng cũng không chỉ là dịch lại Quy phạm. Sách trình bày các nội hàm về kết cấu thép hiện đại, có định hướng Quy phạm một cách sắp xếp theo mục đích của một giáo trình có hệ thống, dễ hiểu, dễ tiếp cận. Trong chừng mực có thể, sẽ cố gắng liên kết, so sánh và phân tích về lý thuyết, ví dụ cụ thể, các bài học. Các chương đầu tiên nêu nhiều ví dụ đơn giản để dễ hiểu, dễ áp dụng. Các chương sau thiên về các bài toán cụ thể bằng số để minh hoạ cho các kiến thức cơ bản khi. Hệ đơn vị đo lường được chọn là SI của Quy phạm mới và thường xuyên được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
Nội dung sách gồm sáu chương, kết cấu các chương 1 à đến 1 và chương 7 của Quy phạm, là phần những nội dung quan trọng thường gặp khi thiết kế cấu kiện. Chúng tôi lựa chọn các trường hợp tiêu biểu như “Cầu liên hợp dầm thép - bản bê tông”, “Cầu thép liên hợp với bản mặt thép”, các hệ dầm thép liên hợp kiểu sàn, v.v... Các thiết kế này đã được khối lượng cho các sách trước. Một số hướng dẫn thiết kế và các công trình thực tế đã được chúng tôi sử dụng như những ví dụ minh hoạ. Một số biểu đồ và các bảng tra được thể hiện rất chính xác, dễ tra cứu, rất cần cho người thiết kế theo Quy phạm Hoa Kì. Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.
Tuy nội dung và trình bày mong muốn hoàn chỉnh, chắc chắn cuốn sách là không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Các tác giả
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Các ký hiệu chính sử dụng trong sách | 5 |
Các thuật ngữ Việt - Anh dùng trong sách | 9 |
Bảng chuyển đổi các đơn vị hệ Anh - Mỹ sang đơn vị hệ SI | 14 |
Chương 1. Đại cương về thiết kế kết cấu thép theo Quy phạm AISC 360 - | 10 |
1.1. Giới thiệu về quy phạm ANSI/AISC 360-2005 | 15 |
1.2. Vật liệu | 16 |
1.3. Sự làm việc của thép | 21 |
Chương 2. Các phương pháp và cơ sở thiết kế | |
2.1. Các phương pháp thiết kế | 24 |
2.2. Phân lớp tiết diện theo điều kiện ổn định cục bộ | 31 |
2.3. Yêu cầu về thiết kế ổn định kết cấu | 34 |
Chương 3. Thiết kế cấu kiện chịu kéo | |
3.1. Đại cương | 55 |
3.2. Độ bền chịu kéo | 56 |
3.3. Xác định các diện tích | 56 |
3.4. Thí dụ tính toán | 61 |
Chương 4. Thiết kế cấu kiện chịu nén | |
4.1.Đại cương | 65 |
4.2. Phương pháp tính về oằn uốn dọc của AISC 360-10 | 68 |
4.3. Cấu kiện có phần tử mảnh | 69 |
4.4. Sự oằn xoắn và oằn uốn xoắn của cấu kiện chịu nén | 78 |
Chương 5. Thiết kế cấu kiện chịu uốn | |
5.1. Đại cương | 85 |
5.2. Tính toán dầm được giằng theo phương bên | 90 |
5.3. Sự oằn bên uốn xoắn của dầm | 95 |
5.4. Dầm bản | 102 |
Chương 6. Thiết kế cấu kiện chịu cắt | |
6.1. Khái niệm chung | 110 |
6.2. Tính toán dầm cán chữ I chịu cắt | 112 |
6.3. Độ bền chịu cắt của dầm tổ hợp | 113 |
6.4. Tính toán dầm về cắt có kể đến tác dụng của trường lực kéo | 110 |
6.5. Tính toán chịu cắt của một số tiết diện khác | 122 |
Chương 7. Thiết kế cấu kiện chịu lực kết hợp | |
7.1. Đại cương | 125 |
7.2. Sự làm việc của cấu kiện chịu nén uốn và cách tính theo AISC/ASD | 125 |
7.3. Tính cấu kiện nén uốn theo AISC 360-10 (tiết diện đối xứng hai trục và một trục) | 129 |
7.4. Cấu kiện kéo uốn | 132 |
7.5. Các thí dụ | 132 |
Chương 8. Bảng biểu AISC 360-10 được dẫn trong sách | |
8.1. Liên kết hàn | 141 |
8.2. Liên kết bu lông | 156 |
8.3. Các loại liên kết chịu lực tập trung | 172 |
Phụ lục 1. Bảng biểu AISC 360-10 được dẫn trong sách | 178 |
Phụ lục 2. Tính toán chịu uốn của cấu kiện có các tiết diện chưa xét ở chương 5 | 185 |
Phụ lục 3. Bảng các thép hình cán nóng của mỹ theo ASTM | 211 |
Phụ lục 4. Các bảng số liệu của thép hình w theo hệ SI (trích từ ấn bản của British Steel, 1995) | 251 |
Tài liệu tham khảo | 266 |
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.
Quét mã QR
>>> Xem thêm: Lịch khai giảng các khóa học siêu hot tại Vietcons Education!