Thiết kế nhà thép tiền chế theo AISC 2005

Tác giả: Trần Thị Thôn

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh

Năm xuất bản: 2014

13/07/2021
2,078
5,892
Miễn phí

LỜI NÓI ĐẦU

Thực tế cho thấy, các công trình nhà công nghiệp hiện nay ở Việt Nam hầu hết được thiết kế theo dạng nhà khung thép tiền chế với cấu kiện có tiết diện dạng chữ I tổ hợp hàn. Các ưu điểm của loại kết cấu này so với dạng kết cấu vì kèo rỗng cũng đã được số đông chủ đầu tư, các nhà sản xuất kết cấu thép, các kỹ sư xây dựng chấp nhận. Cuốn sách này trình bày cách thiết kế nhà khung thép tiền chế theo quy phạm của Viện AISC, Hoa Kỳ, dựa trên phương pháp LRFD lẫn ASD. Các yêu cầu về tải trọng được sử dụng theo quy phạm từ IBC 2000 và ASCE 7-98.

Ở Sổ tay AISC 2005, hai cách thiết kế phân biệt: phương pháp ứng suất cho phép (ASD) và phương pháp hệ số tải trọng và hệ số độ bền (LRFD) đã được kết hợp vào cùng một sách. Sự kết hợp giữa hai phương pháp thiết kế này có nghĩa là vẫn tồn tại song song cả hai phương pháp, nhưng có rất nhiều công thức tính được dùng chung cho cả hai. Sổ tay AISC 2005 này thay thế cho ấn bản Sổ tay ASD lần thứ 9 và sổ tay LRFD lần thứ 3. Tuy nhiên, ở chương 1, tác giả cũng nhắc lại một cách cơ bản phương pháp LRFD và phương pháp ASD ở các ấn bản cũ.

Sách mang tính thực hành và không đi sâu vào lý thuyết. Đồng thời, sách cũng hạn chế, chỉ trình bày các vấn đề của nhà khung thép tiền chế. Ngoài ra, sách được biên soạn dưới dạng song ngữ Việt - Anh nhằm giúp bạn đọc làm quen các thuật ngữ của các sách gốc AISC 2005, IBC 2000 và ASCE 7-98.

Với mong muốn đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, tác giả đã soạn sách với lòng nhiệt thành. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, rất mong quý bạn đọc góp ý qua địa chỉ email: tranthithonbk@yahoo.com.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các công ty đã cung cấp các hình ảnh và tư liệu cho cuốn sách.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã đọc và góp ý cho sách.

Tác giả ThS Trần Thị Thôn


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 5 CÁC KÝ HIỆU 7

Chương 1 TỔNG QUÁT 12

1.1 Giới thiệu về AISC 12

1.2 AISC - Phương pháp thiết kế theo ứng suất cho phép (ASD) 14

1.3 AISC - Phương pháp thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số độ bền (LRFD) 20

1.4 AISC - Phương pháp thiết kế dẻo (PD) 25

Chương 2 TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN NHÀ KHUNG TIỀN CHẾ 28

2.1 Giới thiệu 28 2.2 Tĩnh tải 30 2.3 Hoạt tải 34

2.4 Hoạt tải mái 44

2.5 Tải trọng treo buộc 52

2.6 Tải trọng gió 52

2.7 Tải trọng cầu trục 98

Chương 3 TRẠNG THÁI GIỚI HẠN II CỦA NHÀ KHUNG TIỀN CHẾ 120

3.1 Giới thiệu 120

3.2 Giới hạn về biến dạng 121

Chương 4 ỔN ĐỊNH CỦA KHUNG THÉP 126

4.1 Giới thiệu 126

4.2 Phương pháp chiều dài hữu hiệu 128

Chương 5 THIẾT KẾ CHI TIẾT DỰA THEO AISC M 2005 160

5.1 Tổng quát 160

5.2 Tính toán khả năng chịu lực yêu cầu 162

5.3 Phân loại tiết diện phần tử 162

5.4 Hệ số giảm khả năng chịu lực 164

5.5 Diện tích hữu hiệu 166

5.6 Tính toán khả năng chịu lực danh nghĩa 168

5.7 Vài ý kiến về thiết kế cấu kiện trong nhà khung thép tiền chế 208

Chương 6 THIẾT KẾ LIÊN KẾT 216

6.1 Thiết kế vùng panen của khung có hai mái dốc 216

6.2 Thiết kế liên kết chịu mômen, kiểu mặt bích, có nhiều hàng bulông và có phần mở rộng 224

Chương 7 HỆ KẾT CẤU NHÀ KHUNG THÉP TIỀN CHẾ 245

7.1 Các bộ phận của hệ kết cấu nhà khung thép tiền chế 245

7.2 Đặc tính kỹ thuật của vật liệu 251

TÀI LIỆU THAM KHẢO 254


Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.

Quét mã QR 

Mã QR của Vietcons Edu để truy cập trang web

>>> Xem thêm: Lịch khai giảng các khóa học siêu hot tại Vietcons Education!