Tiêu chuẩn Châu Âu -Eurocode EN 1992-1-1 (Bản dịch tiếng việt)

Tác giả: TS. Nguyễn Trung Hòa

25/05/2021
4,041
12,162
Miễn phí

Tiêu chuẩn châu Âu EN 1992 Eurocode 2: Design of concrete structures Thiết kế kết cấu bê tông là một trong những tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn thiết kế kết cấu Structural Eurocodes nhà và công trình do Tiểu ban kỹ thuật CEN/TC250 soạn thảo và được Uỷ ban châu Âu về tiêu chuẩn hoá ban hành để áp dụng chung cho các nước thuộc Liên minh châu Âu EU.
Tiêu chuẩn EN 1992 Eurocode 2 bao gồm các phần chính sau đây:
Phần 1.1: Quy tắc chung và quy tắc cho kết cấu nhà.
Phần 1.2: Thiết kế kết cấu chịu lửa.
Phần 2: Cầu bê tông cốt thép và bê tông ứng suất trước.
Phần 3: Tường chắn và kết cấu chứa chất lỏng.
Phần 1.1 Quy tắc chung và quy tắc cho kết cấu nhà là phần có liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến thiết kế kết cấu các công trình dân dụng và công nghiệp bằng bê tông cốt thép. Tác giả chọn dịch Phần 1.1 nhằm đáp ứng nhu cầu đông đảo của các kỹ sư tư vấn thiết kế, giám sát và thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, đồng thời cũng là tài liệu cần thiết và bổ ích cho các kỹ sư thuộc các ngành xây dựng cầu đường và thuỷ lợi.
Nhìn chung, nguyên tắc tính toán và thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn EN 1992 khá tương đồng với tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam TCVN 5574-2018 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.

MỤC LỤC TÀI LIỆU
Trang
Lời giới thiệu
1  Tổng quát
1.1  Phạm vi áp dụng
1.2  Tài liệu viện dẫn
1.3  Các giả thiết
1.4  Phân biệt giữa nguyên tắc và quy định áp dụng
1.5  Các định nghĩa
1.6  Các ký hiệu
2  Cơ sở thiết kế
2.1  Yêu cầu
2.2  Các nguyên lý cơ bản về thiết kế theo trạng thái giới hạn
2.3  Các biến cơ bản
2.4  Kiểm tra theo phương pháp hệ số an toàn riêng
2.5  Thiết kế có sự hỗ trợ bằng thí nghiệm
2.6  Các yêu cầu bổ sung đối với móng
2.7  Các yêu cầu đối với liên kết
3  Vật liệu
3.1  Bê tông
3.2  Cốt thép
3.3  Thép ứng suất trước
3.4  Các cơ cấu ứng suất trước
4  Độ bền lâu và lớp bảo vệ cốt thép
4.1  Tổng quát
4.2  Các điều kiện môi trường
4.3  Các yêu cầu đối với độ bền lâu
4.4  Các phương pháp kiểm tra
5  Phân tích kết cấu
5.1  Tổng quát
5.2  Các sai lệch về hình học
5.3  Lý tưởng hóa kết cấu
5.4  Phân tích đàn hồi tuyến tính
5.5  Phân tích đàn hồi tuyến tính có giới hạn phân bố lại nội lực
5.6  Phân tích dẻo
5.7  Phân tích phi tuyến
5.8  Phân tích hiệu ứng bậc hai với lực dọc trục
5.9  Tính không ổn định ngang của dầm mảnh
5.10  Cấu kiện và kết cấu ứng suất trước
5.11  Phân tích cho một số cấu kiện chịu lực đặc biệt
6  Trạng thái giới hạn độ bền
6.1  Uốn có hoặc không có lực dọc trục
6.2  Cắt
6.3  Xoắn
6.4  Chọc thủng
6.5  Thiết kế theo mô hình giàn ảo
6.6  Neo và nối chồng
6.7  Diện tích chất tải cục bộ
6.8  Mỏi
7  Trạng thái giới hạn sử dụng
7.1  Tổng quát
7.2  Giới hạn ứng suất
7.3  Khống chế vết nứt
7.4  Khống chế độ võng
8  Cấu tạo chi tiết cốt thép và thanh căng ứng suất trước - Tổng quát
8.1  Tổng quát
8.2  Khoảng cách các thanh thép
8.3  Đường kính uốn cho phép đối với thanh thép uốn
8.4  Neo cốt thép dọc
8.5  Neo cốt thép đai và cốt thép chịu cắt
8.6  Neo bằng các thanh thép hàn
8.7  Nối chồng và bộ nối cơ khí
8.8  Các quy định bổ sung đối với các thanh thép có đường kính lớn
8.9  Các thanh thép bó