Tính toán trùng ứng suất giữa hai móng đơn đặt gần nhau

03/03/2025
852
Nguyễn Đình Nghĩa

Khi hai móng đơn đặt gần nhau, vùng ứng suất dưới đáy móng có thể bị trùng lặp, làm tăng ứng suất trong đất nền. Để tính toán trong trường hợp này, bạn có tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định vùng ảnh hưởng của ứng suất

  • Xác định chiều sâu ảnh hưởng của ứng suất dưới móng theo phương pháp Boussinesq hoặc Westergaard.

  • Kiểm tra xem vùng ứng suất giữa hai móng có chồng lấn không. Nếu có thì chuyển qua bước 2.

Biểu đồ đường đẳng ứng suất trong khối đất biến dạng tuyến tính cho bài toán phẳng: (a) ứng suất σz, (b) áp lực ngang σy, (c) ứng suất cắt τzx.


Bước 2: Kiểm tra ứng suất tổng của 2 móng so với giới hạn chịu tải của đất nền

Dùng nguyên lý chồng chất ứng suất (Superposition Principle) để tính toán ứng suất tổng hợp từ hai móng (tại vị trí bị trùng ứng suất). Một số phương pháp phổ biến:

a) Phương pháp Boussinesq

Ứng suất do tải trọng P của móng tại điểm bất kỳ trong đất được tính bằng công thức:

công thức toán học tính ứng suất ????_????

Trong đó:

  • P: tải trọng móng,

  • z: độ sâu tính ứng suất,

  • r: khoảng cách từ tâm móng đến điểm xét.

Nếu hai móng đặt gần nhau, tổng ứng suất tại một điểm là:

Công thức tính tổng ứng suất ????_????

với σz1, σz2 là ứng suất do từng móng tạo ra.

b) Phương pháp ảnh hưởng lẫn nhau của móng (Meyerhof & Hanna)

Nếu hai móng có khoảng cách gần nhau S<2B  (với B là bề rộng móng), sức chịu tải có thể bị giảm do ảnh hưởng của vùng ứng suất trùng lặp.

Hệ số giảm sức chịu tải η được tra bảng dựa vào khoảng cách S/B.

Bảng tra hệ số ???? theo tỷ số S/B


Bước 3: Điều chỉnh thiết kế móng

Nếu ứng suất vượt quá giới hạn chịu tải của đất nền, có thể áp dụng một số biện pháp:

- Tăng khoảng cách giữa hai móng: Nếu có thể, tăng khoảng cách S>2B để giảm sự trùng lặp ứng suất.

- Tăng kích thước móng: Giảm áp lực trên nền bằng cách tăng diện tích đáy móng.

- Sử dụng móng băng hoặc móng kết hợp: Nếu hai móng quá gần, có thể đổi sang móng băng để tăng khả năng chịu lực.

- Gia cố nền đất: Nếu nền yếu, có thể gia cố bằng cọc, bơm vữa hoặc đệm cát để tăng sức chịu tải.


CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN !

Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.


Quét mã QR 

Mã QR của Vietcons Edu để truy cập trang web

Bài viết liên quan

02/07/2025
Thi công phần thô bao gồm móng, dầm, sàn, cột và hệ thống điện nước âm. Bài viết hướng dẫn rõ hạng mục nào do nhà thầu thi công và cung cấp vật tư, hạng mục nào chủ đầu tư cần chuẩn bị, giúp quản lý chi phí và tiến độ hiệu quả.
28/06/2025
Đề tài nghiên cứu trình bày kết quả thực nghiệm và mô phỏng số của hệ dầm – tường biên bê tông cốt thép chịu nén dọc trục, nhằm phân tích khả năng chịu lực, cơ chế phá hoại và hiệu quả làm việc tổng thể, phục vụ thiết kế công trình chịu tải trọng lớn.
30/06/2025
Tài liệu cung cấp hướng dẫn chi tiết về thiết kế kết cấu bê tông cốt thép cho các công trình nhà cao tầng và siêu cao tầng tại Việt Nam, bao gồm phân tích tải trọng, lựa chọn hệ kết cấu, tính toán chịu lực, và các tiêu chuẩn áp dụng thực tiễn.
25/06/2025
"Phương pháp đánh giá độ rung sàn và xem xét ứng dụng trong thiết kế tại Việt Nam" của ThS. Nguyễn Vĩnh Sáng trình bày cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn quốc tế và đề xuất ứng dụng thực tế trong tính toán kiểm soát độ rung sàn kết cấu.
18/06/2025
Tìm hiểu sự khác nhau giữa Show Object Load Assigns và Show Element Load Assigns trong SAP2000. Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra tải trọng chính xác trước khi phân tích kết cấu. Kỹ sư kết cấu cần biết để tránh sai sót khi thiết kế.