CẤU TẠO THÉP ĐAI CHỐNG CHỌC THỦNG THEO TCVN 5574-2018

21/05/2024
288
Nguyễn Đình Nghĩa

Trong tiêu chuẩn mới TCVN 5574:2018, cho phép tính toán cốt thép đai (cốt ngang) tham gia chống chọc thủng nếu bê tông không đủ khả năng chống chọc thủng (punching shear) và kĩ sư thiết kế không muốn tăng chiều dày sàn hoặc mác bê tông.

TCVN 5574-2018 có 2 cách bố trí đai chống chọc thủng: bố trí đều (hình 18 -TCVN 5574:2018) và bố trí tập trung theo mỗi cạnh cột theo hình chữ thập (hình 15(d)-TCVN 5574-2018). Eurocode 2 còn đề cấp đến bố trí cốt đai theo dạng hướng tâm (hình 6.22 EN 1992-1-1).

Bài viết này tôi còn bổ sung thêm các cấu tạo thép chống chọc thủng của tiêu chuẩn Anh cũ BS 8110, tiêu chuẩn Châu Âu EN 1992-1-1, tiêu chuẩn Mỹ ACI 318-2018 để kĩ sư thiết kế tham khảo bổ sung cho các điều khoản còn thiếu trong TCVN 5574-2018.

KHÓA HỌC THIẾT KẾ SÀN PHẲNG - SÀN HỘP RỖNG TẠI TP.HCM


A. Cấu tạo đai chống chọc thủng theo TCVN 5574-2018 - Mục 10.3.4.7

  • Khoảng cách vòng đai đầu tiên cách mép cột >=h0/3 và <=h0/2;

  • Khoảng cách các vòng đai tiếp theo không được lớn hơn max (h0/3 và 300mm), cho phép tăng lên h0/2 nếu đảm bảo tháp chọc thủng bất lợi nhất cắt qua đai tính toán.

  • Khoảng cách giữa các cốt đai trong 1 vòng đai <=1/4 chiều dài cạnh tương ứng của đường bao tính toán;

  • Chiều rộng của vùng cần đặt cốt thép ngang tối thiểu không được nhỏ hơn 1.5h0;

  • Chiều rộng của vùng đặt cốt thép ngang nhỏ hơn h0/2 so với biên đường bao của tiết diện ngang tính toán mà bê tông đủ chịu chọc thủng không cần cốt đai.

 
Bố trí cốt đai phân bố đều quanh đầu cột

Bố trí cốt đai tập trung chữ thập ở đầu cột - Hình trích từ bài báo của TS. Lê Minh Long


B. Cấu tạo đai chống chọc thủng theo EUROCODE 2 - Mục 9.4.3

  • Khoảng cách vòng đai đầu tiên cách mép cột >=0.3d và <=0.5d;

  • Khoảng cách các vòng đai tiếp theo không được lớn hơn 0.75d;

  • Khoảng cách các nhánh đai quanh chu vi không được lớn hơn 1.5d trong phạm vi chu vi kiểm tra thứ nhất (2d tính từ vùng chất tải) và không lớn hơn 2d đối với chu vi nằm ngoài chu vi kiểm tra thứ nhất.

  • Khi có yêu cầu cốt thép chịu chọc thủng, bố trí cốt thép này trong phạm vi giữa vùng chất tải (cột) và kd bên trong chu vi kiểm tra mà tại đó không yêu cầu cốt thép chịu cắt. Thép phải được bố trí ít nhất 2 chu vi của các nhánh đai trong vùng kiểm tra (1.5d) , khoảng cách các chu vi nhánh đai không được lớn hơn 0.75d.

Ghi chú: d = h0

Lưu ý cấu tạo thép đai chống cắt 

- Đảm bảo thép đai chông cắt phải được neo vào cốt sàn cả lớp trên và lớp dưới (nếu thép sàn không trùng với vị trí bố trí đai thì cần bổ sung thêm thép dọc phân bố).

- Không được sử dụng đai C (2 đầu bẻ móc 90), đai chuẩn chống chọc thủng: 1 đầu bẻ góc 45 và 1 đầu góc 90 với độ dài neo đai phải lấy tối thiểu (70mm, 10xđường kính đai) hoặc đai S (2 đầu bẻ móc 45).

- Có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn Mỹ ACI 318-2018 mục 7.1.3. Lưu ý trường hợp đai công trình có áp dụng cấu tạo động đất chiều dài móc đai không nhỏ hơn 10d (d là đường kính đai).

Hình trích từ sách Standard Method of Detailing Structural Concrete- Concrete society


C. Cấu tạo đai chống chọc thủng theo BS 8100 - Mục 3.7.7.6


D. Cấu tạo đai chống chọc thủng theo ACI 318M-2008 - Mục 11.11.3.3


Video kiểm tra chọc thủng sàn bằng SAFE V21 theo TCVN 5574- 2018

CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN !

Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.


Quét mã QR 

 

Bài viết liên quan

21/05/2024
Bài viết hướng dẫn tính toán chọc thủng sàn và móng theo TCVN5574-2018. Có thể hiện lưu đồ trực quan dễ hiểu của TS.Lê Minh Long
21/05/2024
Bài viết hướng dẫn chi tiết cụ thể từng bước tính toán kiểm tra chọc thủng sàn căng cáp theo tiêu chuẩn MỸ ACI318-2011.
09/04/2024
18/05/2024
18/05/2024