Phương pháp tĩnh lực ngang tương đương

24/07/2025
49

1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp tính lực ngang tương đương được sử dụng để tính toán các công trình thỏa mãn 2 điều kiện sau:

a. Có chu kỳ dao động cơ bản T1 theo 2 hướng chính nhỏ hơn các giá trị sau:

T1 ​≤ {4TC & 2s​​​

Trong đó TC cho trong bảng sau:

Bảng 1: Bảng xác định giá trị S, TB, TC, TD theo loại đất nền

Loại nền đất S TB (s) TC (s) TD (s)
A 1,0 0,15 0,4 2,0
B 1,2 0,15 0,5 2,0
C 1,15 0,20 0,6 2,0
D 1,35 0,20 0,8 2,0
E 1,4 0,15 0,5 2,0

b. Thỏa mãn các điều kiện về tính đều đặn trên chiều cao


2. Lực cắt đáy

Theo mỗi phương nằm ngang được phân tích, lực cắt đáy động đất Fb phải được xác định theo biểu thức sau:

Fb = Sd(T1).m.λ

Trong đó:

  • Sd(T1): Tung độ của phổ thiết kế tại chu kỳ T1

  • T1: Chu kỳ dao động cơ bản của nhà do chuyển động ngang theo phương đang xét

  • m: Tổng khối lượng của nhà ở trên móng hoặc ở trên đỉnh của phần cứng phía dưới

  • λ - Hệ số hiệu chỉnh, lấy như sau:

    • λ = 0,85 nếu T1 2Tc với nhà có trên 2 tầng

    • λ = 1,0 với các trường hợp khác


3. Phân phối lực động đất theo phương ngang

Lực cắt do động đất gây ra tác động tại chân công trình được phân phối lên các tầng như sau:

Trong đó:

  • Fi: lực ngang tác dụng tại tầng thứ i

  • Fb: lực cắt đáy do động đất

  • si, sj: lần lượt là chuyển vị của các khối lượng mi, mj trong dạng dao động cơ bản

  • mi, mj: khối lượng của các tầng (sau khi gán lực quán tính khi phân tích dao động)

Trường hợp dạng dao động cơ bản được xác định gần đúng với giả thiết chuyển vị ngang tăng tuyến tính dọc theo chiều cao công trình, lực ngang Fi xác định như sau:

  • zi, zj: chiều cao của các khối lượng mi, mj so với điểm đặt tác động động đất (mặt móng)

Các lực ngang Fi được phân phối tới các cấu kiện thẳng đứng chịu tải với giả thiết sàn tuyệt đối cứng trong mặt phẳng của chúng.


CÁM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ QUAN TÂM VÀ THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA VIETCONS.EDU.VN !

Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Fanpage (https://www.facebook.com/VietConsEducation) của trung tâm để đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ giải đáp thêm cho bạn.

Quét mã QR 

 

Bài viết liên quan

25/07/2025
Tìm hiểu các điểm mới trong tiêu chuẩn TCVN 10304:2025 về móng cọc: phạm vi áp dụng, phương pháp tính theo Eurocode, kiểm tra cọc, tổ hợp tải trọng và yêu cầu khảo sát nền.
24/07/2025
25/07/2025
Tổng hợp đầy đủ 4 phương pháp xác định tải trọng động đất theo TCVN 9386:2012: Tĩnh tương đương, Phổ phản ứng, Lịch sử thời gian và Phân tích phi tuyến. Phù hợp cho kỹ sư kết cấu và tư vấn thiết kế công trình.
20/07/2025
Tìm hiểu chi tiết các cấp độ dẻo DCL, DCM, DCH trong thiết kế kháng chấn kết cấu bê tông cốt thép theo TCVN 9386:2012. Phân tích hệ số q và hướng dẫn lựa chọn cấp độ phù hợp.
19/07/2025
Tìm hiểu vai trò của cấu hình kết cấu trong thiết kế công trình chịu động đất. Hướng dẫn lựa chọn bố trí hình học và loại kết cấu phù hợp theo TCVN 9386:2012.