Hướng dẫn tính toán cốt treo gia cường tại vị trí dầm phụ đặt lên dầm chính theo TCVN 5574-2018

01/09/2021
12725
Phạm Hồng Thái

- Hiện tượng giật đứt xảy ra khi có lực tập trung F đặt vào khoảng giữa chiều cao cấu kiện tùy vào vị trí tải trọng tác dụng. Sự phá hoại về hiện tượng giật đứt và mô hình tính toán trong các trường hợp được trình bày trong (Hình 1).

 

Hình 1. Sơ đồ xác định chiều dài vùng kéo đứt

- Để tránh phá hoại dầm do giật đứt cần bố trí cốt thép ngang có dạng đai ôm được thép dọc, kết hợp với cốt thép yêu cầu theo tính toán trên tiết diện nghiêng. Cốt thép ngang này thường gọi là cốt treo. Cốt treo này để chịu phản lực do dầm phụ gây ra, tránh phá hoại cục bộ vùng chịu kéo của dầm chính.
- Cốt thép treo được tính toán theo điều kiện:

- Trong đó: hs xác định dựa vào đặc tính và điều kiện đặt tải trọng giật đứt lên cấu kiện.

- Trường hợp bỏ qua khả năng chịu cắt của bê tông (thiên về an toàn):

- Số đại gia cường. N= n.fs
- Trong đó: N - số đại gia cường

  • fs - diện tích nhánh đai

  • n - Số nhánh đai

- Trong dầm chính, cốt thép này được bố trí trên khoảng dài bằng (b+2h), trong đó
b và h là chiều rộng và chiều cao của dầm phụ. Trong dầm phụ cũng cần bố trí cốt thép ngang bổ sung trên đoạn dài bằng h/3. (Hình 2).

CHÚ DẪN:
1 – Dàm chính; 2 – Dầm phụ; 3 – Cốt thép đại bổ sung

Hình 2. Bố trí cốt treo trong vùng hai dầm giao nhau
 

Tài Liệu Tham Khảo:

1. Bộ Xây Dựng (2018), TCVN 5574-2018: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, NXB Xây Dựng, Hà Nội.

2. Phan Quang Minh, Kết cấu bê tông cốt thép - Phần cấu kiện cơ bản, NXB Xây Dựng, Hà Nội.

3. Hướng dẫn thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép theo TCXD 356-2005.